Khi có hiện tượng sét đánh thì kim thu sét chính là nơi tiếp xúc đầu tiên. Có thể nói đây là vật tư chống sét hàng đầu trong hệ thống chống sét lan truyền. Tuy nhiên hiệu quả mang lại có cao hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quá trình lắp đặt. Vì thế trong bài viết này tongkhochongset.vn sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt chống sét đúng chuẩn nhất.
Đặc điểm cấu tạo của hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét tập hợp các sản phẩm công nghệ điện tử có khả năng chống sét an toàn. Trong đó, kim thu sét là vật tư vô cùng quan trọng trong hệ thống này. Dưới đây là đặc điểm cấu tạo của hệ thống tiếp địa kim thu sét:
Về cấu tạo
Cấu tạo của hệ thống chống sét bao gồm những thiết bị sau:
- Kim thu sét.
- Thanh trụ đỡ kim thu sét.
- Dây dẫn sét hay còn gọi là cáp thoát sét.
- Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất.
- Hệ thống tiếp địa
Về đặc điểm
Khi thực hiện cách lắp đặt kim thu sét đúng cách sẽ mang lại hiệu quả an toàn cao. Bởi hệ thống này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chống sét. Nó có khả năng cản nguồn điện của sét đến trực tiếp các công trình. Đồng thời giúp dẫn truyền sét xuống đất an toàn, hạn chế hư hại vật chất.
Hiện nay, kim thu sét có 2 loại phổ biến là: Cổ điển và hiện đại (Tia tiên đạo). Tuy nhiên kim thu sét cổ điện đang dần ít được sử dụng. Bởi nó có phạm vị bảo vệ thấp, độ bền kém. Ngược lại tia tiên đạo lại được ưa chuộng hơn rất nhiều. Đó là nhờ có phạm vi bảo vệ rộng, độ bền cao và mang tính thẩm mỹ.
Xem thêm >>> Hướng Dẫn Cách Hàn Hóa Nhiệt Tiếp Địa “Đơn Giản – Đúng Chuẩn”
Hướng dẫn cách lắp đặt kim thu sét đem lại hiệu quả
Quy trình lắp đặt kim thu sét bao gồm 5 bước cơ bản. Hãy cùng Chống Sét Việt Nam xem qua hướng dẫn dưới đây nhé:
Bước 1 – Tiến hành đào rãnh, hố để thi công hệ thống tiếp địa
Việc đầu tiên cần làm đó là xác định vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa phù hợp. Tùy vào địa chất, tính chất của từng công trình mà ta chọn được phương án thi công tiếp địa sao cho phì hợp và hiệu quả.
Trước khi đào nên kiểm tra xung quanh khu vực có các chướng ngại gì không. Chẳng hạn như tránh các công trình ngầm, hệ thống nước,…
Tiến hành đào rãnh với chiều rộng 30cm – 50cm. Về độ sâu đào trong khoảng từ 60cm – 80cm, hình dạng cũng như chiều dài cần tuân theo thiết kế của bản vẽ trước. Hoặc có thể điều chỉnh theo mặt bằng thi công thực tế.
Sau khi đào xong rãnh, hố ta tiến hành ép cọc tiếp địa xuống lòng đất.
Bước 2 – Hàn hóa nhiệt, lắp đặt hộp kiểm tra điện trở
Để đảm bảo độ thoát sét hiệu quả cao ta lên áp dụng phương pháp hàn hóa nhiệt để liên kết các đầu cọc tiếp địa với dây dẫn sét.
Bước 3 – Lắp đặt cột đỡ và kim thu sét
Kim thu sét cần được lắp ở vị trí cao nhất của công trình. Cột để gắn kim thu sét này thường làm bằng inox, có đường kính tối thiểu phi 42 và dài 3m. Trên cột kim thu sét sẽ hàn đai ốc ở 3 vị trí, đồng thời liên kết với dây neo. Hệ thống tiếp địa này cần được gia cố chắc chắn với cột để tránh gió bão gây hư hỏng.
Bước 4 – Đi dây thoát sét
Tùy thuộc vào quy mô công trình sẽ chuẩn bị số lượng dây thoát sét hợp lý. Tiết diện dây thoát sét tối thiểu 1x50mm . Cách lắp đặt cáp thoát sét như sau:
- Kéo dây từ chân cột thu sét xuống bãi tiếp địa.
- Chọn đường thẳng nhất, ngắn nhất để đi dây cáp, hạn chế gấp khúc
- Dùng đai cố định dây mỗi 1,5m/lần.
- Cần dẫn dòng sét xuống đất nhanh và an toàn. Tránh các vật dụng như aten hoặc bồn nước.
Bước 5 – Tiến hành kiểm tra điện trở thoát sét và hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp địa
Sau khi đã đi dây dẫn sét xong. Ta tiến hành kiểm tra kỹ càng lại các mối hàn, các vị trí liên kết dây trong hộp kiểm tra và tiến hành dùng máy đo để kiểm tra điện trở thoát sét của hệ thống đã đạt theo tiêu chuẩn chống sét < 10Ohm hay chưa .
Trong trường hợp hệ thống chưa đạt điện trở theo tiêu chuẩn bộ xây dựng đề ra thì ta tiến hành bổ sung hóa chất giảm điện trở Gem, hoặc bổ sung thêm cọc tiếp địa. Và kiểm tra lại điện trở sau khi đã bổ sung.
Cuối cùng là lấp đất và nện chắc vào các hố, rãnh. Tiến hành hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất này. Như thế, cách lắp đặt kim thu sét đã hoàn thành một cách chỉnh chu. Khi thi công và xử lý đúng quy trình sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả.
Một số lưu ý cần nắm bắt khi lắp đặt kim thu sét
Khi tiến hành lắp đặt kim thu sét cần hết sức kỹ càng trong khâu chuẩn bị cho đến thi công. Hãy cùng Chống Sét Việt Nam nắm rõ một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Cần tiến hành xem xét độ cao và vị trí công trình để đặt hệ thống chống sét phù hợp.
- Đảm bảo cho công trình phải xét đến khoảng cách không khí giữa cột kim và các vật xung quanh.
- Nếu khung và mái tiếp xúc là tôn hoặc sắt thì nên tham khảo công năng sử dụng công trình.
- Cần chú ý vị trí của những vật dẫn điện như bồn chứa nước, aten, đường ống nước trên mái… Các thiết kế này có thể bị ảnh hưởng nếu có sét đánh ở vùng lân cận. Thậm chí có thể dẫn điện vào công trình, gây nguy hại về người và tài sản.
- Chọn dây dẫn thoát sét càng to càng tốt, ít chấp nối lại. Tốt nhất nên chọn lộ trình dây đi thắng nhất và ngắn nhất có thể nhé!
- Hệ thống tiếp đất chống sét cần có tổng trở nhỏ và ổn định nhiều năm, có thể để các hệ thống nối đất gần nhau bằng cách sử dụng van đẳng thế.
Kết luận
Trong bài viết là những thông tin về cách lắp đặt kim thu sét đơn giản và chuẩn nhất. Quy trình này cần được thực hiện bởi đội ngũ thi công có đầy đủ kiến thức và chuyên môn. Hãy liên hệ với Chống Sét Việt Nam để tìm hiểu thêm về các hệ thống chống sét nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá tốt nhất:
- Chi nhánh Hà Nội: Số 29 ngõ 292 Kim Giang ,phường Đại Kim Quận Hoàng Mai Hà Nội – Hotline: 0972299666