Thi Công Chống Sét Biệt Thự Lâu Đài “An Toàn – Uy Tín” Hàng Đầu

Sấm sét là một hiện tượng tự nhiên chứa đựng những hiểm họa khá lớn. Nó có thể là một trong những tác nhân gây ra thiệt hại cho nhà cửa và hơn hết là tính mạng con người. Chống sét cho nhà lầu, biệt thự là 1 hệ thống đảm bảo an toàn cho thành viên trong gia đình vào thời tiết sấm sét, mưa dông. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn còn chủ quan và thờ ơ với việc lắp đặt hệ thống này. Bài viết dưới đây của tongkhochongset.vn sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc về hệ thống thi công chống sét biệt thự, lâu đâì và một số tiêu chuẩn khi xây dựng hệ thống chống sét an toàn, hiệu quả nhé!

Lắp đặt hệ thống chống sét cho lâu đài tại Thanh Hóa

Vì sao nên thực hiện thi công chống sét cho biệt thự, lâu đài?

Thường thì các công trình biệt thự, lâu đài có giá trị tài sản ngoại thất cũng như nội thất rất là lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo thiết bị trong nhà, con người không nguy hiểm khi có sấm sét thì chúng ta lên lắp đặt hệ thống chống sét. Hệ thống chống sét không chỉ đảm bảo tính an toàn cho con người và tài sản trong nhà, mà nó còn tạo điểm nhấn, tạo lên thẩm mỹ cho công trình của bạn.

Thi công lắp đặt chống sét hiện đại cho biệt thự tại thường tín, Hà Nội

Sử dụng hệ thống chống sét giúp công trình xây dựng, toà nhà giảm nguy hiểm và tình trạng cháy nổ khi thời tiết bão mạnh, mưa giông kèm theo sấm sét xảy ra. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những công trình của bạn, việc thi công hệ thống chống sét là việc rất cần thiết.

Một số tiêu chuẩn trong quá trình thi công chống sét

 

Trong số các TCVN thì TCVN 9385:2012 được công bố là một tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống chống sét (còn gọi là tiêu chuẩn chống sét) sẽ bao gồm:

Phạm vi làm việc của tiêu chuẩn chống sét

Tiêu chuẩn này áp dụng nhằm hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, đồng thời bảo trì toàn bộ hệ thống kim chống sét tại những công trình xây dựng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chống sét còn được áp dụng đối với những khu vực đặc biệt ví dụ như: Cần cẩu, kho chứa chất nổ, những công trình có kết cấu là khung thép, hệ thống lưu trữ điện tử…

Tuy nhiên, tiêu chuẩn này thường không áp dụng đối với một số công trình khai thác khí, dầu ở trên biển. Bên cạnh đó, TCVN 9385:2012 cũng không được sử dụng cho các công nghệ chống sét khác.

Tài liệu về tiêu chuẩn chống sét

Để có thể dễ dàng áp dụng được tiêu chuẩn chống sét một cách hiệu quả và chính xác, bắt buộc cần phải có một số sự đóng góp của tài liệu viện dẫn. Dưới đây là một số tài liệu phổ biến.

  • BS 7430:1998: Code of practice for earthing.
  • BS 5698-1: Part 1: Pulse terms and definitions (Guide to pulse techniques and apparatus) 
  • BS 923-2:2980: Guide on high-voltage testing techniques.
  • UL 1449:1985: Standard of safety for transient voltage surge suppressors.

Quy trình các bước thực hiện chống sét biệt thự, lâu đài

Quy trình thực hiện chống sét biệt thự gồm có các bước như sau:

đóng cọc tiếp địa

Đầu tiền cần phải xác định vị trí thi công tiếp địa để tránh được một số công trình ngầm dưới mặt đất như hệ thống dây điện, ống nước, cáp quang,… Sau đó cần kiểm tra tính chất của đất tại vị trí đóng bãi tiếp địa bằng máy đo điện trở của đất, nếu Rđ < 10 Ohm là đạt tiêu chuẩn.

Hiện nay, có tất cả 3 phương pháp làm tiếp địa phổ biến đó là khoan giếng, làm rãnh hoặc dùng máy nén cọc. Tùy vào từng tính chất đất và địa hình để lựa chọn phương pháp thích hợp.

Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở

Lựa chọn 1 vị trí phù hợp nhất để lắp đặt máy kiểm tra điện trở sao cho không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình mà vẫn đảm bảo cho sự thuận lợi của việc đo đạc, kiểm tra điện trở khi cần.

lắp dây dẫn sét

Có 3 loại dây dẫn phổ biến nhất hiện nay đó là cáp đồng bọc, cáp đồng trần, hoặc thép mạ kẽm. Khi di chuyển dây dẫn cần hạn chế việc gấp khúc quá lớn và làm rối các đầu nối. Tốt nhất là nên dùng một đường dẫn liên tục nhằm đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mỹ cao của công trình.

Tiếp đó sẽ cố định dây dẫn vào tường, có thể đi âm vào tường theo đường ống nước hoặc luồn ống gen vào hộp kỹ thuật.

Hàn hoá nhiệt để kết nối giữa dây với cọc tiếp địa

Kết nối dây cáp vào cọc tiếp đất bằng phương pháp phổ biến là hàn hóa nhiệt. Trường hợp nếu không có điều kiện, có thể sử dụng kẹp tiếp địa chuyên dụng để thay thế.

Đo và kiểm tra điện trở tiếp địa

Tiến hành bước đo đạc và kiểm tra điện trở tiếp địa của toàn bộ hệ thống trước khi lắp đặt.

Thực hiện lắp đặt cột đỡ cây kim thu sét

Để đảm bảo công trình chống sét có tuổi thọ lâu năm, cột đỡ cây kim thu sét vẫn nên được gia công bằng nguyên liệu thép inox hoặc mạ kẽm. Sau đó bắt dây neo tăng đơ với cột để cố định thêm cho phần chịu lực, phòng trường hợp khi có gió bão lớn.

Kết nối dây dẫn với cây kim thu sét

Dây dẫn được luồn vào bên trong ống để cách điện liên tục (từ điểm tiếp xúc với cây kim thu sét đến bãi tiếp đất), với mục đích tránh việc lan truyền dòng sét vào bên trong kết cấu của công trình. Bên cạnh đó để đảm bảo rằng việc dẫn sét được tốt nhất thì vẫn nên dùng đồng hồ thông mạch cho dây dẫn sét.

Các lưu ý cần nắm bắt khi triển khai thi công chống sét biệt thự

  • Sử dụng dây dẫn đồng tròn đối với việc thoát sét vì nó dẫn điện tốt và dây mới không chắp nối. Nên chọn dây có tiết diện khoảng từ 50mm2 trở lên.
  • Trong quá trình thi công nên lựa chọn một lộ trình phù hợp để dây dẫn thẳng nhất có thể, hạn chế dây dẫn sét gấp khúc quá 90 độ
  • Hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định < 10 Ohmlà 1 yếu tố rất quan trọng bởi chúng giúp cho quá trình phát tán, tản năng lượng sét xuống mặt đất một cách nhanh và an toàn hơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá tốt nhất:

  • Chi nhánh Hà Nội: Số 29 ngõ 292 Kim Giang ,phường Đại Kim Quận Hoàng Mai Hà Nội– Hotline: 0972299666

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *